Đứt gãy địa chất

Title: Đứt gãy địa chất
Authors: Chu, Văn Ngợi
Keywords: Địa chất;Đứt gãy;Kiến tạo;Địa chất cấu tạo
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: tr. 551-564
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17997
Đứt gãy cũng như khe nứt rất phát triển trong vỏ Trái Đất. Đứt gãy có thể quan sát ở ngoài thực địa với những biểu hiện khác nhau. Tại vách địa hình hoặc vách taluy, ta quan sát thấy các lớp đá bị mất tính liên tục, chúng chuyển dịch tương đối với nhau. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó chính là đứt gãy. Như vậy, đứt gãy biểu hiện dưới dạng phá hủy. Một biểu hiện khác cũng khá phổ biến đó là sự phân bậc địa hình: một bên địa hình cao, tạo vách kéo dài theo một phương nhất định, và một bên địa hình thấp, thạch học ở địa hình cao và thấp khác biệt nhau. Sự phân bậc địa hình chính là do hoạt động đứt gãy gây ra. Ngoài ra, ở ngoài thực địa ta còn gặp đới vò nhàu phân phiến, đới dăm kết, đới dập vỡ, nghiền - vụn. Đó chính là đới phá hủy kiến tạo - đứt gãy và còn nhiều biểu hiện khác của đứt gãy. Vậy đứt gãy là phá hủy kiến tạo làm mất tính liên tục của các tầng đá, phân chia chúng ra các khối kèm theo dịch chuyển tương đối với nhau. Giữa khe nứt và đứt gãy đôi khi không có ranh giới rõ ràng. Các khe nứt lớn không phân biệt với các đứt gãy có kích thước và cự ly dịch chuyển nhỏ. Trong vùng phát triển đứt gãy, các đứt gãy với biên độ dịch chuyển 10 cm được xếp vào khe nứt. Tuy nhiên, đứt gãy và khe nứt là hai khái niệm khác nhau và hệ phương pháp nghiên cứu chúng cũng khác nhau. Đứt gãy được đặc trưng bởi các yếu tố cấu tạo sau: - Mặt đứt gãy: Mặt đứt gãy là bề mặt phá hủy mà theo đó các khối đá dịch chuyển tương đối với nhau. Mặt đứt gãy được xác định bằng phương vị đường phương, phương vị hướng dốc và giá trị góc dốc. - Cánh đứt gãy: Các khối đá bị phân cắt, dịch chuyển tương đối với nhau theo mặt đứt gãy gọi là các cánh đứt gãy. Trong trường hợp mặt đứt gãy thẳng đứng ta có cánh nâng và cánh hạ; còn trong trường hợp mặt đứt gãy nghiêng, thì cánh nằm dưới mặt đứt gãy gọi là cánh nằm, cánh nằm trên mặt đứt gãy gọi là cánh treo. - Đại lượng dịch chuyển: Sự dịch chuyển tương đối giữa các cánh trên mặt đứt gãy có thể xảy ra: theo hướng cắm của lớp, theo đường phương của lớp hoặc theo một phương chéo bất kỳ. Đại lượng dịch chuyển là một vectơ chỉ hướng chuyển dịch, chiếu lên mặt ngang thể hiện tương quan với phương và hướng cắm của mặt trượt và của lớp. Đại lượng này là đại lượng đặc trưng cho thế nằm dịch chuyển. Ngoài ra đứt gãy còn được đặc trưng bởi các đại lượng sau: - Cự ly dịch trượt: là giá trị dịch trượt của 2 điểm tương ứng theo mặt trượt. - Cự ly thẳng đứng: là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng theo chiều thẳng đứng. - Cự ly ngang: là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng theo phương nằm ngang. - Giãn cách đứng: là khoảng cách giữa 2 điểm nằm trên đường thẳng đứng thuộc giới hạn cùng một lớp. - Giãn cách ngang: là khoảng cách giữa 2 điểm nằm trên mặt phẳng ngang trong giới hạn của cùng một lớp. - Cự ly địa tầng: là khoảng cách giữa mái của cùng một lớp. Các đại lượng trên được cụ thể hóa ở các đứt gãy cụ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứt gãy ở vùng biển Việt Nam

Động vật không xương sống

Định tuổi tương đối của đá