Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Tái chuẩn hóa bằng phương pháp điều chỉnh thứ nguyên trong lý thuyết trường lượng tử

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/9130 Trình bày các giản đồ phân kỳ một vòng: S-matrận và giản đồ Feynman, hàm Green và hàm đỉnh, bậc hội tụ của giản đồ Feynman. Tách phân kỳ trong giản đồ một vòng bằng phương pháp điều chỉnh thứ nguyên: giản đồ phân cực photon, giản đồ năng lượng riêng của electron, hàm đỉnh bậc ba, đồng nhất thức Ward –Takahashi. Phân tích tái chuẩn hóa điện tích và khối lượng trong tái chuẩn hóa điện tích, khối lượng, giản đồ một vòng trong QED.

Nghiên cứu bức xạ microlaser từ vật liệu ZnO cấu trúc nano

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22971 Tìm hiểu cơ chế tạo thành và nghiên cứu tính toán lý thuyết hiệu ứng microlaser trong môi trường bất trật tự. Nghiên cứu cơ chế tạo thành các microlaser do giảm hãm quang học trong môi trường bất trật tự dựa trên lý thuyết định xứ của Anderson. Chế tạo các vật liệu nanô ZnO có cấu trúc nanô thích hợp để tạo thành các microlaser. Tiến hành thực nghiệm đo đạc các thuộc tính quang học của vật liệu chế tạo được. Xây dựng thiết bị quang phổ học laser để khảo sát bức xạ microlaser. Tiến hành thực nghiệm nghiên cứu phương pháp kích thích và khả năng phát bức xạ microlaser từ vật liệu ZnO

Khảo sát phổ Raman tăng cường bề mặt trên các hạt nano kim loại quý

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/9314 Tổng quan về tán xạ raman tăng cường bề mặt. Trình bày các phương pháp thực nghiệm: phương pháp ăn mòn laser; phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM); hệ thu phổ tán xạ Raman (nguồn kích thích, hệ thu phổ tán xạ Raman LABRAM-1B; hóa chất dùng trong nghiên cứu SERS). Tìm hiểu các phương pháp chế tạo cấu trúc nano kim loại trong nghiên cứu khảo sát SERS. Đưa ra kết quả thực nghiệm: chế tạo các hạt nano vàng, bạc, đồng và platin bằng phương pháp ăn mòn laser trong ethanol; phổ tán xạ Raman tăng cường bề mặt của R6G hấp thụ trên các hạt nano kim loại.

Thiết bị phát hiện thăng giáng từ trường nhỏ

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/9436 Nghiên cứu tổng quan về một số nguyên lí chuyển đổi tín hiệu điện – từ và về một số loại sensor đo từ trường. Nghiên cứu hoạt động, khảo sát các khối chức năng của thiết bị phát hiện thăng giáng từ trường nhỏ, do trường Đại học Khoa học Tự nhiên chế tạo. Đồng thời dùng thiết bị này đo đạc, đánh giá sự thăng giáng từ trường của Trái Đất. Nghiên cứu một số giải pháp làm giảm tạp nhiễu, nâng cao tỷ số S/N. Trong đó phương pháp xử lý tín hiệu bằng kỹ thuật Sampling and Hold (phương pháp Boxcar) được làm rõ. Mô phỏng hoạt động của một số khối chức năng trong thiết bị bằng phần mềm Matlab, Mô phỏng phương pháp Boxcar, đề xuất mạch Boxcar lấy mẫu tại hai thời điểm (Boxcar hai kênh).

Nghiên cứu, chế tạo ZnS:Mn từ axit thioglycolic, axetat Zn, Mn bằng phương pháp thủy nhiệt và khảo sát phổ phát quang của chúng

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/9309 Tổng quan về cấu trúc tinh thể ZnS, cấu trúc vùng năng lượng của tinh thể ZnS, hấp thụ trong tinh thể, cơ chế phát quang, phổ hấp thụ, phổ kích thích và phổ phát quang của ZnS và ZnS:Mn. Nghiên cứu một số phương pháp chế tạo ZnS, ZnS:Mn và thiết bị thực nghiệm: phương pháp chế tạo ZnS:Mn; những thiết bị thực nghiệm (hệ chế tạo mẫu, hệ đo phổ X-Ray, nguồn kích thích phổ phát quang, hệ thu phổ phát quang bằng máy quang phổ cách tử đa kênh MS-257 dùng kỹ thuật CCD, hệ thu phổ kích thích và phổ phát quang). Đưa ra kết quả thực nghiện: quy trình chế tạo bột nano ZnS:Mn bằng phương pháp thủy nhiệt; tính chất cấu trúc và hình thái bề mặt của bột nano ZnS:Mn; tính chất quang của bột nano ZnS:Mn.

Định tuổi tương đối của đá

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18623 Định tuổi của đá là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác địa chất. Định tuổi của các thể đá trầm tích và magma giúp làm sáng tỏ cấu trúc địa chất của một vùng, một khu vực, đồng thời qua đó nhà địa chất có thể hiểu được lịch sử phát triển địa chất của vùng, của khu vực được nghiên cứu. Có 2 cách định tuổi đá là định tuổi tương đối và định tuổi tuyệt đối. Định tuổi tuyệt đối của đá là xác định tuổi của các thể đá theo độ dài thời gian đã hình thành nên thể đá đó. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối của đá chỉ mới ra đời từ đầu thế kỷ 20, khi khoa học phát hiện đặc tính phân rã của các nguyên tố phóng xạ chứa trong đá (x. Tuổi tuyệt đối). Trong Địa chất học việc định tuổi tương đối của đá đã được chú ý từ thế kỷ 17, khi các nhà địa chất chú ý nghiên cứu địa tầng học. Đó là xác định mối quan hệ già trẻ của của các thể đá với nhau trong một mặt cắt địa chất, một vùng hoặc một khu vực mà không tính độ dài thời gian đã thàn

Thăm dò điện và điện từ

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18625 Thăm dò điện và điện từ, còn được gọi chung là Thăm dò điện hoặc Phương pháp điện, gồm các phương pháp khảo sát trường điện và điện từ tự nhiên và nhân tạo trong vỏ Trái Đất. Việc áp dụng thăm dò điện trước hết dựa vào sự khác biệt về tính chất điện và điện từ của đối tượng khảo sát với môi trường vây quanh. Vật chất dưới mặt đất có nhiều tính chất điện như điện trở suất, hằng số điện môi, thế phân cực, v.v… trong đó điện trở suất được dùng trong khảo sát của rất nhiều phương pháp điện. Phương pháp khảo sát điện trở suất được Conrad Schlumberger (Đại học Mỏ Paris) nghiên cứu và áp dụng từ 1911, từ đó đến nay thăm dò điện đã phát triển nhanh chóng. Trong vài chục năm gần đây phương pháp này đặc biệt phát triển nhờ công nghệ hiện đại trong thu thập số liệu, mô hình hóa và giải thích số liệu. Thu thập số liệu được đổi mới bằng nhiều bộ thu, bổ sung thiết bị mới như từ kế thế hệ mới dựa trên công nghệ siêu dẫn trong đo trườ

Quan trắc Động thái và Cân bằng nước dưới đất

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18627 Nước dưới đất là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Tài nguyên nước dưới đất góp phần vào sự phát triển của xã hội và nhu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất ngày càng ra tăng. Trong khi đó tài nguyên nước dưới đất không phải là vô hạn, việc khai thác ồ ạt đã gây ra nhiều tác động gây suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Để ra quyết định đúng đắn trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất thì các thông tin, số liệu về sự biến động tài nguyên nước dưới đất là đặc biệt quan trọng. Sự biến động tài nguyên nước dưới đất theo thời gian ta gọi là động thái nước dưới đất.

Carbonat

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18628 Khoáng vật carbonat là muối của axit carbonic, trong đó các cation chủ yếu là Ca2+, Mg2+, ít hơn là Na+, Fe2+, ít khi gặp carbonat của Cu2+, Zn2+, Pb2+, Mn2+, Ba2+, Sr2+, TR3+ và Bi3+. Trong thành phần carbonat có thể có các anion phụ (OH)-, F-, ít khi có Cl-. Trong lớp carbonat có khoảng 95 khoáng vật. Các khoáng vật carbonat rất đặc trưng bởi mối liến kết hỗn hợp, trong đó liên kết cộng hóa trị gặp trong gốc anion [CO3]2- và liên kết ion gặp trong cấu trúc giữa anion và cation. Trong khoáng vật carbonat chứa anion phụ thì nước có mối liên kết hydro. Hiện tượng thay thế đồng hình trong carbonat hạn chế hơn so với phosphat, arsenat và va-nadat, trong đó có sự thay thế đồng hình liên tục giữa các cặp Fe2+ ↔ Mn2+ và Mg2+ ↔ Fe2+. Thay thế đồng hình cùng hoá trị xảy ra giữa Ca2+, Fe2+, Mg2+ và Mn2+. Trong calcit sự thay thế giữa Mg2+ và Ca2+ rất hạn chế. Trong nhóm aragonit có thay thế giữa Ca2+, Sr2+ và Pb2+. Trong carbona

Thăm dò Địa chấn

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18631 Thăm dò địa chấn là phương pháp địa vật lý nghiên cứu quá trình truyền sóng đàn hồi trong lòng đất khi tiến hành phát và thu sóng ở trên bề mặt, nhằm xác định đặc điểm cấu trúc và bản chất môi trường địa chất. Để tiến hành thăm dò địa chấn, cần phát dao động đàn hồi bằng nổ mìn, rung, đập (khảo sát trên đất liền) hoặc ép hơi (khảo sát trên biển). Các dao động này truyền trong môi trường dưới dạng sóng đàn hồi. Khi gặp các mặt ranh giới có khác biệt về tính chất đàn hồi thì sẽ hình thành các sóng thứ sinh (sóng phản xạ, khúc xạ, tán xạ, v.v…). Bằng hệ thống máy móc đặt ở trên mặt có thể thu nhận và ghi lại các dao động sóng trên các băng địa chấn. Qua quá trình xử lý và phân tích tài liệu có thể tạo ra các mặt cắt, các bản đồ và các thông tin khác phản ánh đặc điểm hình thái và bản chất môi trường vùng nghiên cứu. Mô hình khái quát hệ thống địa chấn được thể hiện trên hình 1 [H.1]. Sự hình thành sóng phản xạ (P11) và són

Clorit

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18632 Clorit là nhóm khoáng vật silicat lớp. Nhóm có bốn thành viên (xem dưới) hình thành do sự thay thế của Mg, Fe, Ni và Mn trong mạng tinh thể.  Clinochlor: (Mg5Al)(AlSi3)O10(OH)8  Chamosit: (Fe5Al)(AlSi3)O10(OH)8  Nimit: (Ni5Al)(AlSi3)O10(OH)8  Penantit: (Mn,Al)6(Si,Al)4O10(OH)8 Ngoài ra, cũng có các nguyên tố kẽm, liti và calci. Sự biến đổi lớn về thành phần làm thay đổi đáng kể các tính chất vậy lý, quang học và kích thước mạng tinh thể. Tương tự, dải thành phần hóa học cho phép nhóm khoáng vật clorit tồn tại trong một dải nhiệt độ và áp suất rộng. Do đó, các khoáng vật này phổ biến trong các đá biến chất nhiệt độ trung bình và một số đá magma, đá nhiệt dịch và các trầm tích bị chon vùi. Các khoáng vật trong nhóm clorit hết thảy đều có những đặc điểm hóa học, tinh thể học và vật lí học giống nhau. Sự thay thế cation xảy ra rất đáng kể, đa dạng và thường liên tục trong các khoáng vật này, làm gia tăng nhiều tên gọi c

Thăm dò địa vật lý

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18634 Thăm dò địa vật lý, còn gọi là Phương pháp địa vật lý hay Địa vật lý ứng dụng, là môn khoa học khảo sát định lượng các trường vật lý để xác định sự phân bố tính chất vật lý liên quan với cấu trúc địa chất trong vỏ Trái Đất. Những khảo sát này phục vụ các lợi ích của con người như tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, v.v... Tùy thuộc vào trường vật lý được dùng để nghiên cứu mà thăm dò địa vật lý phân chia thành thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò trọng lực, thăm dò địa chấn, thăm dò phóng xạ dùng trên mặt đất và địa vật lý giếng khoan (cũng được gọi là carota, hay Phương pháp địa vật lý giếng khoan). Các phương pháp thăm dò địa vật lý được trình bày trong các mục từ tương ứng. Thăm dò địa vật lý sinh ra và phát triển để phục vụ các lợi ích của con người. Năm 1879 cuốn sách “Về sự khảo sát thân quặng sắt bằng phương pháp từ” của GS Robert Thalén được xuất bản và từ kế Thalén-Tiberg được sản xuất ở Thụy Điển. Năm 1914 Fessenden R.

Thủy văn đồng vị

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18635 Thủy văn đồng vị, tiếng Anh là “Isotope Hydrology”, tiếng Nga là “Изотопная Гидрология”, là lĩnh vực khoa học thủy văn sử dụng các đồng vị của nước và các đồng vị của các khoáng chất tan trong nước để ước tính thời gian lưu trung bình (thời gian vận động) của tầng chứa nước cũng như để nghiên cứu bản chất của nước dưới đất và sự vận động của nước trong chu trình thủy văn. Kỹ thuật đồng vị trong thủy văn được áp dụng có hiệu quả phục vụ chiến lược sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, lập bản đồ các tầng chứa nước dưới đất, bảo tồn nguồn cấp nước và kiểm soát ô nhiễm. Kỹ thuật thủy văn đồng vị được thay thế một phần hoặc bổ sung thêm cho các kỹ thuật truyền thống trong các nghiên cứu địa chất thủy văn cần phải có số liệu về lượng mưa, chế độ thủy văn của sông, hồ hoặc các nguồn chứa nước khác nhưng phải đo quan trắc trong khoảng thời gian dài.

Trọng lực học

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18636 Trọng lực học là khoa học về trường trọng lực của Trái Đất và tương tác của nó với các vật thể ở bên trong, trên bề mặt và bên ngoài Trái Đất. Thành phần chủ yếu của trường trọng lực là lực hút còn gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là đặc tính của Trái Đất và mọi vật thể trong tự nhiên, được biểu thị bằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Trọng lực là lực tổng hợp giữa lực hút của Trái Đất, lực ly tâm và lực hút từ các thiên thể như Mặt Trăng, Mặt Trời v.v… tác động lên vật thể ở mọi điểm bên trong, trên mặt và ở bên ngoài Trái Đất tạo thành trường trọng lực của Trái Đất. Mọi vật thể trong trường trọng lực của Trái Đất đều ở trạng thái rơi tự do hướng về phía Trái Đất. Nhà bác học Italia Galileo là người đầu tiên phát minh ra định luật rơi tự do của các vật rắn và năm 1638 đã đề ra phương pháp xác định gia tốc trọng lực, mở đầu cho sự nghiên cứu về trường trọng lực của Trái Đất và ứng dụng của nó trong những thế kỷ ti

Cromat

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18637 Cromat là tên gọi chung cho các khoáng vật có chứa 1 gốc hoặc 2 gốc anion [CrO4]2-. Trong trường hợp 2 gốc anion [Cr2O7]2- thì gọi là di-cromat [B. 1]. Đơn vị cấu tạo chính của các khoáng vật cromat là một tứ diện với mỗi đỉnh là một nguyên tử oxy và tâm là một nguyên tử crom. Cromat được thành tạo chủ yếu trong quá trình oxy hóa của các mỏ sulfur đồng-chì-kẽm có chứa crom. Một số khoáng vật khác chứa gốc [CrO4]2- và đồng thời chứa thêm các gốc khác như arsenat, phosphat, v.v… vẫn có thể coi là khoáng vật cromat hoặc gọi theo tên tất cả các gốc, ví dụ khoáng vật fornacit [Pb2Cu(AsO4)(CrO4)(OH)] là khoáng vật arsenat-cromat; vauquelinit [Pb2Cu(CrO4)(PO4)(OH)] là khoáng vật cromat-phosphat.

Trọng lực vệ tinh khu vực Biển Đông

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18639 Trọng lực vệ tinh biển là phương pháp đo dị thường trọng lực biển thông qua việc đo chiều cao mặt nước biển trung bình bằng thiết bị rađa đo độ cao. Thiết bị gắn trong vệ tinh bay trên quĩ đạo cách Trái Đất khoảng 800 km. Rađa đo độ cao hoạt động trên nguyên tắc của trường điện từ, gồm 3 bộ phận chính: 1) bộ phát xung điện từ với tần số mang 13.5 GHz; 2) bộ thu sóng phản xạ từ mặt nước biển; 3) bộ đếm thời gian truyền sóng tới và sóng phản xạ từ mặt biển. Độ lệch bình phương trung bình giữa số liệu trọng lực vệ tinh và số liệu đo trọng lực thành tàu từ (2-4) mGal. Hiện nay trọng lực vệ tính đã đo phủ toàn bộ các vùng biển trên thế giới từ 80.3780 Bắc đến 80.3780 Nam với lưới số liệu đều 1’ x 1’. Nếu dùng toàn bộ số tầu biển hiện có của thế giới để đo thì phải mất khoảng 120 năm mới đo xong được bộ số liệu này. Hình 1 là bản đồ trường dị thường trọng lực vệ tinh khoảng không tự do khu vực Biển Đông. Đây là nguồn số liệu p

Epidot

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18642 Epidot là khoáng vật sorosilicat calci nhôm sắt. Nhóm này có tới 70 khoáng vật, nhưng hầu hết chúng đều hiếm gặp, chỉ có bốn khoáng vật quan trọng được nhắc đến dưới đây. Tất cả các thành viên của nhóm đều đồng cấu trúc, tạo thành tinh thể hệ đơn nghiêng, dạng thỏi kéo dài dọc phương vuông góc với mặt gương duy nhất, có khía thô và màu xanh lá mạ rất đặc trưng.

Xử lý số liệu địa vật lý

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18643 Các phương pháp địa vật lý khảo sát trường địa vật lý của các đối tượng địa chất, trường đó là tổng, gồm các thành phần đóng góp của nhiều đối tượng, chúng tạo ra trường và được đo ở thời điểm j hay tại điểm j nào đó   n i j i F f 1 , trong đó chỉ có một đối tượng cụ thể nào đó I = k là được quan tâm còn các đối tượng khác I ≠ k là nhiễu    i k j k i F f f . Nhiệm vụ của xử lý số liệu địa vật lý là (i) xác định sự có mặt phần trường có ích, tín hiệu có ích hay dị thường k f và bóc tách nó ra khỏi giá trị trường quan sát và (ii) hạn chế tối đa nhiễu   i k N i f f . Trong Địa vật lý, tín hiệu có ích có thể là sóng phản xạ một lần, sóng khúc xạ từ các ranh giới địa chất hay các dị thường từ, điện, trọng lực, xạ, nhiệt, v.v…. liên quan đến các đối tượng địa chất cần khảo sát như các thân quặng, khối magma, túi nước, vỉa dầu khí, vòm nâng, đới sụt lún, đứt gãy phá hủy kiến tạo. Nhiễu có hai nguồn gốc: (i) nguồn gốc

Địa vật lý

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18647 Địa vật lý là ngành khoa học khảo sát định lượng các hiện tượng vật lý của Trái Đất. Địa vật lý phục vụ khảo sát quy mô lớn, cỡ hành tinh, nói chung trong phạm vi phần bên trong Trái Đất và bên ngoài Trái Đất thuộc thủy quyển và khí quyển cùng không gian vũ trụ. Trong mục từ này chỉ trình bày phần liên quan tới quyển rắn của Trái Đất, phục vụ nghiên cứu địa chất. Phần khoa học Địa vật lý dùng trong quy mô nhỏ, phục vụ các lợi ích của con người như khảo sát dầu khí, khoáng sản, v.v… được gọi là Thăm dò địa vật lý hoặc Địa vật lý ứng dụng. Địa vật lý khác Địa chất ở chỗ sử dụng công cụ vật lý để khảo sát đối tượng từ xa, thay vì quan sát trực tiếp. Ngày nay Địa vật lý đã phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ mới trong đo đạc (trong phòng thí nghiệm, ngoài trời và trên vệ tinh) và xử lý số liệu làm cho việc thu thập số liệu được nhanh chóng, chính xác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, khi các nguồn tài nguyên khoán

Felspat

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18649 Các khoáng vật felspat là một trong những thành phần chính của lớp vỏ Trái Đất. Chúng được coi như một hợp phần hữu ích để phân loại các đá magma, nhờ vào sự phổ biến và phong phú về thành phần hóa học. Có thể nói, felspat gần như là nhóm khoáng vật duy nhất có mặt trong hầu hết các thành tạo magma, từ đá siêu mafic đến axit, từ đá có độ kiềm bình thường đến đá kiềm. Ngoài ra, chúng còn là thành phần chính của pegmatit đơn giản, của đá gneis, đá phiến và một số đá biến chất khác. Dựa vào thành phần hóa học, nhóm felspat được chia thành 3 phụ nhóm gồm felspat kiềm (orthoclas, sanidin, microcline, anorthoclas), plagioclas (albit, oligoclas, andesin, labradorit, bytownit, anorthit) và felspat bari (celsi, hyalophan)

Đá xâm nhập mafic

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18651 Mafic là thuật ngữ dùng để chỉ các đá hoặc khoáng vật chứa nhiều Mg và Fe trong thành phần. Chữ mafic được ghép từ những chữ đầu của hai từ Magnesium và fic theo nguồn từ tiếng Latin (ferrum) để chỉ thành phần sắt. Các đá xâm nhập thuộc nhóm mafic bao gồm gabro và một số biến loại khác, chẳng hạn như gabro kiềm (essexit) có chứa trong thành phần các khoáng vật felspatoid như nephelin, leucit, analcit, syenogabro là biến loại chứa felspat kali nhưng nghèo feldspatoid. Gabro kiềm chứa nhiêu analcit có tên gọi là teschenit, còn loại chứa >10% nephelin được gọi là theralit. Đá gabro được gọi là norit khi có mặt của orthopyroxen với số lượng trội hơn so với clinopyroxen trong thành phần. Gabro là đá xâm nhập tương đồng về thành phần với đá phun trào basalt, tên gọi nó do nhà địa chất người Đức Christian Leopold von Buch đặt theo tên một thị trấn ở khu vực Tuscany ở Italia. Còn essexit được đặt theo tên một địa danh ở Hạt

Quan trắc Động thái và Cân bằng nước dưới đất

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18652 Nước dưới đất là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Tài nguyên nước dưới đất góp phần vào sự phát triển của xã hội và nhu cầu khai thác sử dụng nước dưới đất ngày càng ra tăng. Trong khi đó tài nguyên nước dưới đất không phải là vô hạn, việc khai thác ồ ạt đã gây ra nhiều tác động gây suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Để ra quyết định đúng đắn trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất thì các thông tin, số liệu về sự biến động tài nguyên nước dưới đất là đặc biệt quan trọng. Sự biến động tài nguyên nước dưới đất theo thời gian ta gọi là động thái nước dưới đất.

Felspatoid

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18653 Nhóm felspatoid là các khoáng vật gần giống với nhóm felspat về thành phần, nhưng có hàm lượng Si ít hơn và khác cấu trúc. Chúng đặc trưng cho các đá magma kiềm, trong đó thường gặp là nephelin, cancrinit, sodalit, leucit, lazurit, analcim, v.v… Trong số các khoáng vật này thì nephelin là khoáng vật tạo đá phổ biến nhất và có tỷ lệ tương đối lớn hơn so với các khoáng vật tạo đá chính khác; còn cancrinit, sodalit thường xuất hiện dưới dạng là các khoáng vật thứ sinh của nephelin.

Đá xâm nhập siêu mafic

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18655 Siêu mafic là các đá có thành phần rất nghèo silic (<45%), giầu MgO (>18%) và FeO, nghèo K2O. Nhìn chung hàm lượng nhôm trong các đá siêu mafic thấp, trừ những biến loại giầu amphibol. Tên gọi peridotit bắt nguồn từ tên một loại olivin là “peridot”. Phần lớn các đá siêu mafic gặp trong các đới tạo núi có tuổi Arkei và Proterozoi, trong Phanerozoi hiếm gặp hơn. Các đá siêu mafic được phân thành hai nhóm chính dựa vào hàm lượng olivin trong thành phần của chúng là peridotit và pyroxenit, trong đó peridotit chứa trên 40% olivin, còn pyroxenit chứa dưới 40% olivin. Olivin trong các đá siêu mafic rất giầu Mg thường có thành phần tương ứng với forsterit (Fo 95-80) . Clinopyroxen thường là augit hoặc augit - diopside nhưng giầu Fe hơn, ferohedenbergit, feroaugit, hình thành trong quá trình phân dị. Orthopyroxen có thành phần dao động trong khoảng rộng (Wo0-8 En 90-50 Fs 7-50). Plagioclas là anorthit, bytownit hay labrador

Địa chấn học

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18659 Địa chấn học là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá trình phát sinh, lan truyền và ghi nhận các sóng địa chấn trong Trái Đất. Sóng địa chấn là các rung động đàn hồi tỏa ra từ các nguồn sinh ra do sự mất cân bằng ứng suất đột ngột trong môi trường đất-đá. Nguồn sinh ra sóng địa chấn có thể có nguồn gốc tự nhiên (động đất, v.v…) hoặc nhân tạo (ví dụ nổ hạt nhân). Bản ghi sự biến đổi dao động nền theo thời gian được gọi là băng địa chấn. Băng địa chấn cung cấp dữ liệu cơ bản mà các nhà địa chấn sử dụng để nghiên cứu sóng đàn hồi và quá trình lan truyền của chúng trong Trái Đất. Các quan trắc và mô phỏng định lượng dao động nền và các sóng địa chấn giúp chúng ta từng bước xác định được bản chất của động đất, cấu trúc và đặc tính vật lý của Trái Đất, cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm mà động đất có thể gây ra cho các vùng, miền, lãnh thổ; nhằm phục vụ quy hoạch và thiết kế các công trình chịu động đất. Ở Việt Nam, trạm qu

Glauconit

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18661 Glauconit là khoáng vật sét (xem Khoáng vật sét) dạng đất hoặc dạng hạt màu xanh lục nhạt, giàu sắt (Fe3+) thuộc nhóm mica khuyết lớp xen giữa (nhóm ilit). Glauconit còn gọi là “sét xanh lục” và “cát xanh lục”, tuy nhiên “sét xanh lục” không chỉ có glauconit mà còn bao gồm cả smectit Fe, sét xen lớp glauconit-smectit, berthierin, odinit, phylit (clorit Fe3+), chamosit, ilit Fe và celadonit. Trong một số tài liệu, glauconit được coi là một phụ nhóm khoáng vật silicat màu xanh lục, giàu sắt và kali. Khi xác định glauconit, ngoài yếu tố chỉ thị là môi trường thành tạo, thì còn phải xác định thành phần hóa học và cấu trúc khoáng vật của glauconit. Các khoáng vật sét dạng hạt màu xanh lục bao gồm glauconit, odinit, berthierin hoặc đôi khi là chamosit, thành tạo trong điều kiện trầm tích với tốc độ lắng đọng rất chậm. Trầm tích giàu thành phần hạt glauconit được gọi là trầm tích tướng glauconit. Trầm tích tướng glauconit và v

Thủy địa hóa

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18662 Thủy địa hóa là cầu nối giữ địa hóa và địa chất thủy văn. Đến nay thuật ngữ “thủy địa hóa” vẫn còn có các cách gọi khác nhau: “Thủy hóa – Hóa học thủy văn” theo Alokin O.A nhà thủy văn Xô viết với khái niệm “thủy hóa là khoa học nghiên cứu hóa học nước thiên nhiên và sự biến đổi của nó trong không gian, thời gian và trong mối quan hệ của nó với các quá trình sinh học, hóa học”. Các nhà địa hóa thường sử dụng thuật ngữ “Địa hóa nước - Geochimical water”. Thuật ngữ “ Thủy địa hóa” được các nhà địa hóa nổi tiếng của Liên Xô trước đây như viện sĩ Vernatski V.I. và Fersman A.E. sử dụng đầu tiên sau đó nhà ĐCTV Xô Viết Optsinnhicob A.M. phát triển và đã được các các nhà ĐCTV Liên Xô cũ, các nhà ĐCTV Việt Nam và nhiều nhà ĐCTV của các nước sử dụng. rộng rãi với khái niệm “Thủy địa hóa là lĩnh vực khoa họcnghiên cứu các quy luật phân bố, biến đổi của các nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng trong thủy quyển trong mối qua

Địa nhiệt học

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18666 Địa nhiệt học nghiên cứu trường nhiệt độ của Trái Đất để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của hành tinh chúng ta trong hệ Mặt Trời, đồng thời nghiên cứu các phương pháp khai thác nguồn năng lương tự nhiên này. Nghiên cứu địa nhiệt bắt đầu từ năm 1593, khi Galileo chế tạo chiếc nhiệt kế đầu tiên dựa vào sự giãn nở của không khí trong bóng đèn, sau đó năm 1600 nó được cải tiến theo nguyên lý giãn nở của chất lỏng đồng nhất theo nhiệt độ.Việc đo vẽ trường địa nhiệt lần đầu được De Gensanne thực hiện vào năm 1740 bằng nhiệt kế tại khu mỏ Belfort ở Pháp. Địa nhiệt thực sự trở thành một môn khoa học ở đầu thế kỷ 20 khi phát hiện được vai trò của các đồng vị phóng xạ trong lòng đất với chu kỳ bán rã lớn là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu. Trái Đất là một “động cơ sinh nhiệt khổng lồ”, với nhiệt độ trung bình trên bề mặt là 15ºC, tăng dần tới 5000 - 5800ºC ở nhân trong. Tổng năng lượng do dòng nhiệt thoát ra trên mặt đất

Thủy địa động lực

Link bài viết:   http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18667 Nước dưới đất vận động trong các lỗ rỗng, hang hốc và khe nứt của đất đá còn gọi là dòng chảy ngầm. Tại một thiết diện bất kỳ của dòng chảy ngầm, nước không vận động qua toàn bộ diện tích của thiết diện đó. Xét trên toàn khu vực có thể coi dòng thấm là liên tục. Với giả thiết này vận động của nước dưới đất cũng tuân theo các định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn động lượng (liên quan tới sự cân bằng lực trong cơ học), định luật bảo toàn năng lượng (khi có liên quan đến nhiệt độ hoặc thành phần hoá). Thủy địa động lực là một lĩnh vực của địa chất thủy văn nghiên cứu động lực hình thành, tàng trữ, vận động của nước trong đất đá.

Cấu trúc Trái Đất

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18668 Trái Đất là hành tinh có tỷ trọng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, tỷ trọng trung bình của Trái Đất gấp khoảng 2 lần so với các hành tinh khác. Hiểu biết hiện nay về cấu trúc bên trong của Trái Đất chủ yếu thông qua nghiên cứu sự lan truyền và thay đổi tốc độ truyền sóng địa chấn khi động đất xảy ra. Khi động đất xảy ra, các dao động đàn hồi cơ học lan truyền với tốc độ 4km/s đến 13km/s tạo ra một loại sóng gọi là sóng địa chấnvà bao gồm hai loại sóng cơ bản là sóng dọc và sóng ngang. Sóng dọc là sóng có các phần tử vật chất dao động lan truyền dọc theo phương truyền sóng. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động lan truyền vuông góc với phương truyền sóng. Tùy theo đặc điểm và tính chất của môi trường vật chất trong lòng đất, sóng địa chấn truyền qua lòng đất tới các vị trí khác nhau trên mặt địa cầu theo các mốc thời gian khác nhau. Bằng cách đo thời gian lan truyền của sóng dọc và sóng ngang từ nguồn phát sinh động đất

Granat

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18669 Khoáng vật nhóm granat rất đặc trưng cho đá biến chất, nhưng cũng gặp trong một số loại đá magma và trong trầm tích ở dạng hạt rời. Nhóm này gồm 6 khoáng vật chính với công thức tổng quát là X3Y2[Z3O12], trong đó X là cation hóa trị 2, Y- cation hóa trị 3 và Z- Si. Chúng đều là các pha đầu cuối của những dãy đồng hình: Pyrop Mg3Al2[Si3O12] Almandin Fe3Al2[Si3O12] Spesartin Mn3Al2[Si3O12] Grosular Ca3Al2[Si3O12] Andradit Ca3(Fe,Ti)2[Si3O12] Uvarovit Ca3Cr2[Si3O12]

Truyền chất trong nước ngầm

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18670 Sự vận động và truyền chất trong nước ngầm liên quan đến các quá trình vật lý và hoá học xảy ra dưới mặt đất và trong môi trường địa chất. Chương này trình bày các cơ sở quan trọng về sự vận chuyển và quá trình truyền chất của nước ngầm. Đó là cơ sở để nghiên cứu các vấn để liên quan đến phát triển và quản lý nước ngầm.

Địa nhiệt ứng dụng

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18671 Địa nhiệt học (xem mục từ Địa nhiệt học) đã được ứng dụng trong thực tế từ đầu thế kỷ 20. Địa nhiệt ứng dụng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau đây. 1). Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên địa nhiệt và tiềm năng khai thác sử dụng; 2).Thăm dò địa vật lý phục vụ nghiên cứu Trái Đất, điều tra địa chất, thăm dò tài nguyên khoáng sản, dầu khí, địa kỹ thuật và môi trường; 3). Nghiên cứu sử dụng năng lượng địa nhiệt, nguồn năng lượng tái tạo là vấn đề khoa học và thực tiễn đang được quan tâm trên thế giới.

Kiến tạo mảng

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18673 Học thuyết Kiến tạo mảng được phát triển trên cơ sở kế thừa từ nhiều học thuyết và tài liệu thực tiễn, đặc biệt từ các tài liệu nghiên cứu đáy đại dương trước và sau chiến tranh thế giới thứ II. Nó cung cấp cho các nhà khoa học một cách nhìn, một hệ quy chiếu về quá trình hình thành và phát triển của các cấu trúc địa chất, sự phân bố của các lục địa và đại dương, nguồn gốc các đai núi, sự phân bố các tâm chấn động đất cũng như núi lửa. Nếu như thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, địa chất học tập trung nghiên cứu trên lục địa thì đến giữa thế kỷ 20 các nhà khoa học mới nghiên cứu địa chất đáy đại dương. Đến những năm 1960 hiện tượng giãn đáy đại dương trên toàn thế giới mới được ghi nhận. Người ta nhận ra rằng, trong suốt lịch sử hình thành, các bồn đại dương chủ yếu chịu ảnh hưởng của các chuyển động ngang của thạch quyển. Không giống như các lục địa có tuổi rất cổ, đáy đại dương cổ nhất có tuổi không quá 200 triệu năm. Hiện t

Halogenur

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18676 Khoáng vật lớp halogenur là muối của các axit HF, HCl, HBr, HJ với các ion của Na, K, Ca, Mg; hợp chất alumoflorur của Na, K, và REE; sulfohalogenur của Cu, Pb, Ag, Hg, Fe và các kim loại khác. Ngày nay đã xác định được khoảng 100 khoáng vật lớp halogenur, trong đó phổ biến hơn cả và có giá trị thực tế trước hết phải kể đến halit (muối ăn), silvin, carnalit, bischofit; chúng tạo nên những lớp trầm tích dày có giá trị công nghiệp. Halit phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Silvin và carnalit dùng làm phân bón trong nông nghiệp. Bischofit dùng cho xây dựng, nông nghiệp, tách chiết dầu, hóa học và dược phẩm. Fluorit được dùng làm đồ trang sức, để sản xuất cryolit nhân tạo dùng trong điện phân nhôm và thường chứa nguyên tố đất hiếm.

Khoáng vật – Định nghĩa và phân loại

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18697 Khoáng vật là những hợp phần tạo nên các loại đá, được xác định dựa trên thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể. Hầu hết các hệ thống phân loại khoáng vật đều dựa trên các tính chất này. Tổng số khoáng vật được cộng đồng khoáng vật học trên thế giới thừa nhận hiện nay là khoảng 4000. Khoáng vật có thể có các biến loại khác nhau. Á khoáng vật (mineraloid) là những chất giống khoáng vật, như các chất tổng hợp, các chất tạo thành có sự tham gia của con người và một vài chất có nguồn gốc hữu cơ, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quan trọng của một khoáng vật theo định nghĩa.

Địa chất thủy văn Karst

Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18688 Thuật ngữ Kras (Carso) là tên của cao nguyên đá vôi thuộc Slovenia, nằm gần biên giới với Italy, với nhiều hang động và rất ít nước mặt. Phiên âm thuật ngữ Kras sang tiếng Đức là karst. Từ giữa thế kỷ 19 thuật ngữ karst được phổ biến và được quốc tế hóa để chỉ các khu vực có đặc điểm tương tự như cao nguyên Kras. Các khu vực karst là nơi có điều kiện thủy văn đặc biệt bởi sự xuất hiện của hệ thống dòng chảy ngầm và hang động, trong khi lại rất ít thậm chí thiếu vắng sự tồn tại của dòng chảy mặt. Các đá karst gồm các loại đá có khả năng hòa tan hóa học, trong đó tiêu biểu là nhóm carbonate, đá evaporit và quazit. Nhóm đá carbonate gồm chủ yếu calcit và đolomit là hai khoáng vật có khả năng hòa tan cao nhất và phổ biến nhất trong các vùng karst. Phản ứng hòa tan calcit: CO2 + H2O + CaCO3  Ca2+ + 2HCO3- (1) Phản ứng hòa tan đolomit: CO2 + H2O + CaMg(CO3)2  Ca2+ + Mg2+ + 2HCO3- (2)

Tân kiến tạo và kiến tạo đương đại

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18711 Thuật ngữ tân kiến tạo do Vladimir Obruchev, nhà địa chất người Nga, đề xuất lần đầu tiên vào năm 1948khi nghiên cứu địa chất vùng trung Á, để chỉ những chuyển động kiến tạo xảy ra kể từ cuối Đệ tam (Neogen) và kéo dài sang kỷ Đệ tứ. Các chuyển động kiến tạo xảy ra trong khoảng thời gian như vậyđóng vai trò hình thành nên cảnh quan địa hình hiện tại. Khoảng thời gian xảy ra các chuyển động kiến tạo trẻ này gọi là giai đoạn tân kiến tạo. Khi nghiên cứu chuyển động kiến tạo xảy ra trong Đệ tam ở các vùng khác nhau trên thế giới, các nhà địa chất nhận thấy thời gian bắt đầu một giai đoạn chuyển động hay một chu kỳ chuyển động kiến tạo mới không như nhau ở mọi nơi. Ví dụ, khi nghiên cứu khối Bohemia ở Tiệp Khắc, các nhà địa chất thấy rằng tuổi bắt đầu của giai đoạn tân kiến tạo là Oligocen, ở khu vực Carpath bắt đầu vào Miocen. Khi nghiên cứu quá trình nâng trồi của Hymalaya và Tây tạng, một số nhà nghiên cứu nhận thấy sự nâng trồi đó

Halogenur

Khoáng vật lớp halogenur là muối của các axit HF, HCl, HBr, HJ với các ion của Na, K, Ca, Mg; hợp chất alumoflorur của Na, K, và REE; sulfohalogenur của Cu, Pb, Ag, Hg, Fe và các kim loại khác. Ngày nay đã xác định được khoảng 100 khoáng vật lớp halogenur, trong đó phổ biến hơn cả và có giá trị thực tế trước hết phải kể đến halit (muối ăn), silvin, carnalit, bischofit; chúng tạo nên những lớp trầm tích dày có giá trị công nghiệp. Halit phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Silvin và carnalit dùng làm phân bón trong nông nghiệp. Bischofit dùng cho xây dựng, nông nghiệp, tách chiết dầu, hóa học và dược phẩm. Fluorit được dùng làm đồ trang sức, để sản xuất cryolit nhân tạo dùng trong điện phân nhôm và thường chứa nguyên tố đất hiếm. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18676

Địa chất thủy văn Karst

Thuật ngữ Kras (Carso) là tên của cao nguyên đá vôi thuộc Slovenia, nằm gần biên giới với Italy, với nhiều hang động và rất ít nước mặt. Phiên âm thuật ngữ Kras sang tiếng Đức là karst. Từ giữa thế kỷ 19 thuật ngữ karst được phổ biến và được quốc tế hóa để chỉ các khu vực có đặc điểm tương tự như cao nguyên Kras. Các khu vực karst là nơi có điều kiện thủy văn đặc biệt bởi sự xuất hiện của hệ thống dòng chảy ngầm và hang động, trong khi lại rất ít thậm chí thiếu vắng sự tồn tại của dòng chảy mặt. Các đá karst gồm các loại đá có khả năng hòa tan hóa học, trong đó tiêu biểu là nhóm carbonate, đá evaporit và quazit. Nhóm đá carbonate gồm chủ yếu calcit và đolomit là hai khoáng vật có khả năng hòa tan cao nhất và phổ biến nhất trong các vùng karst. Phản ứng hòa tan calcit: CO2 + H2O + CaCO3  Ca2+ + 2HCO3- (1) Phản ứng hòa tan đolomit: CO2 + H2O + CaMg(CO3)2  Ca2+ + Mg2+ + 2HCO3- (2) http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18688

Molybdat

Khoáng vật molybdat là muối của axit molybdic H2MoO4 và là hợp chất vô cơ tự nhiên,. Khoáng vật nhóm này thuộc loại quặng có giá trị. Đơn vị cấu trúc của các molybdat thuộc nhóm tứ diện, tạo nên bởi bốn nguyên tử oxy tại góc của một hình tứ diện vây quanh nguyên tử molybden. Mỗi tứ diện MoO4 có điện tích -2 bị trung hòa bởi ion molybden Mo+2 ở ngoài tứ diện. Không giống khoáng vật silicat hoặc borat tạo các cấu trúc mạch, vòng, lớp, hoặc khung bằng cách chia đều nguyên tử oxy giữa các tứ diện kề nhau; khoáng vật nhóm molybdat không có chung điều này. Molybden cùng nhóm phụ VIa với wolfram. Chúng thế chân nhau trong tứ diện, làm nên đơn vị cấu trúc [(Mo,W)O4]2-. Hai đồng cấu trúc wulfenit (Pb2WO4)và sheelit Ca2WO4 [H.1] còn có cặp cation lớn (Ca và Pb) cũng thay thế nhau trong khoáng vật trung gian [B. 1].. Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18715

Phosphat

Trong thế giới khoáng vật, lớp phosphat nằm trong số những khoáng vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng 460 loại đã được xác định. Trong những năm gần đây, có tới 20 khoáng vật phosphat mới đã được phát hiện. Các khoáng vật phosphat được tìm thấy trong nhiều môi trường địa chất và trong nhiều tổ hợp khoáng vật khác nhau. Trong các đá magma và biến chất, khoáng vật phosphat thường xuất hiện là fluorapatit. Fluorapatit và các phosphat khác như xenotim và monazit thường xuất hiện trong các đá dưới dạng các khoáng vật cộng sinh. Trong các đá pegmatit granit, các khoáng vật phosphat thường được tìm thấy trong các pha kết tinh muộn. Trong môi trường trầm tích, các khoáng vật phosphat phổ biến nhất là ở dạng phosphorit. Đôi khi, có thể tìm thấy khoáng vật phosphat trong đới oxy hóa của quặng sulfur. Có khoảng 10 khoáng vật phosphat được ghi nhận là có trong thiên thạch, trong đó có 4 khoáng vật chưa tìm thấy trong vỏ Trái Đất. Các khoáng vật phosphat có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa

Silicat và alumosilicat

1Silicat (bao gồm cả alumosilicat) là lớp khoáng vật lớn nhất. Gần 25% số khoáng vật đã biết và khoảng 40% số khoáng vật phổ biến là silicat. Trừ một số ngoại lệ, hầu hết các khoáng vật tạo đá magma đều là silicat. Vì thế, chúng chiếm tới hơn 90% của Vỏ Trái Đất. Con người có lí do sâu xa và đầy thuyết phục để nghiên cứu silicat. Đất trồng nơi nuôi trồng thực phẩm chủ yếu tạo nên từ silicat. Gạch đá sỏi cát và thủy tinh dùng trong xây dựng cũng là silicat hay dẫn xuất từ silicat. Với việc thời đại vũ trụ đang đến gần, không nên do dự mà không mở rộng tầm nhìn trong nghiên cứu silicat. Bởi vì, như mọi người đều biết, mặt trăng và bốn hành tinh trong hệ mặt trời đều có vỏ đá làm nên từ silicat và các oxyt rất giống vỏ Trái Đất. Cấu trúc của tất cả các silicat đều dựa trên một đơn vị cơ sở gồm bốn O2- tại đỉnh của khối tứ diện đều, vây quanh một Si4+ tại nhân. Theo đánh giá của Pauling dựa trên khái niệm tính điện âm, dạng liên kết này mang hai bản chất bằng nhau: ion và cộng hóa trị. Nh

Đánh giá kinh tế - địa chất mỏ khoáng

Tài nguyên khoáng sản được phát hiện, thăm dò, khai thác và sử dụng phải trải qua quá trình điều tra nghiên cứu. Lúc đầu, dữ liệu địa chất về mỏ khoáng rất tản mạn; càng về sau các dữ liệu được tích lũy dần trong quá trình nghiên cứu. Để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác thăm dò địa chất, cần phải loại bỏ các đối tượng không có giá trị công nghiệp càng sớm càng tốt vì càng nghiên cứu chi tiết bao nhiêu, chi phí lao động và vật tư, tiền bạc càng lớn bấy nhiêu. Công tác điều tra địa chất và thăm dò khoáng sản thường được tiến hành theo các thời kỳ và giai đoạn. Cuối mỗi giai đoạn cần được đánh giá để kết luận có nên tiếp tục hay dừng công tác điểu tra, thăm dò địa chất. Chính vì vậy, cần phải đánh giá kinh tế công tác thăm dò địa chất. Kết quả của công tác đánh giá kinh tế địa chất là căn cứ của việc hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nguyên liệu khoáng, là cơ sở lựa chọn vùng mỏ hoặc mỏ để thăm dò, đưa vào khai thác phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộ

Sulfat

Khoáng vật sulfat thuộc lớp khoáng vật có chứa ion sulfat (SO42) trong cấu trúc. Trong thành phần của chúng cũng thường có các nguyên tố kiềm (Na, K), các nguyên tố kiềm thổ (Mg, Ca, Sr, Ba) và Pb, Cu, Fe, Al. Khoáng vật sulfat phổ biến nhất là thạch cao (CaSO4.2H2O). Nó còn có tên gọi là alabaster (thạch cao tuyết hoa tập hợp hạt nhỏ), khoáng sa tanh (biến loại dạng sợi của thạch cao), hoặc selenit (tinh thể thạch cao trong suốt không màu). Nét đặc trưng của sulfat là có cứng trung bình và thấp; phần lớn không màu, một số có màu do chứa các nguyên tố gây màu như Cu2+, Fe3+, Fe2+; hoặc do chứa các tạp chất có màu (ví dụ, barit có màu đỏ do chứa các mảnh nhỏ hematit). Sulfat chứa nguyên tố kiềm và sulfat chứa nước dễ hoà tan trong nước và có vị hơi mặn, mặn đắng. Nguồn gốc của sulfat liên quan với các quá trình tạo khoáng ngoại sinh và nội sinh. Trong điều kiện nhiệt dịch, barit thành tạo cùng với celestin, anhydrit, alunit. Các mỏ thạch cao, anhydrit, sulfat đơn giản, sulfat chứa nư

Sulfur

Các khoáng vật sulfur thuộc lớp khoáng vật chứa ion S2- như là anion chính. Lớp sulfur còn bao gồm cả các khoáng vật selenur, telurur, arsenur, antimonur, bismuthinur, sulfoarsenur và sulfur muối [sulfosalt (Anh) = sulforsel (Pháp)]. Tất cả các khoáng vật sulfur đều là các hợp chất vô cơ. Khoáng vật sulfur là nguồn cung cấp chủ yếu của nhiều loại kim loại và là nhóm khoáng vật quặng quan trọng nhất. Ngoài sự tập trung của chúng trong các mỏ khoáng và các đơn vị sinh khoáng, một lượng nhỏ sulfur còn gặp dưới dạng các khoáng vật phụ trong đá. Trong thực tế, chỉ các khoáng vật pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, chalcopyrit, và có thể cả các sulfur kép nhóm chalcosit của đồng, mới được coi là các khoáng vật tạo đá. Pyrit (FeS2) là khoáng vật sulfur phổ biến nhất. Được coi là nguồn cung cấp quan trọng của các kim loại, nhưng các khoáng vật sulfur lại là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng. Đặc biệt, lưu huỳnh được giải phóng ra do phong hóa sulfur trong đá hoặc trong các bãi thải khai khoáng sẽ s

Thạch anh

Thạch anh có công thức hóa học SiO2, là khoáng vật thuộc nhóm silicat khung, loại khoáng vật phổ biến thứ hai trong vỏ lục địa của Trái Đất (sau felspat). Hình thái tinh thể đa dạng với hơn 500 kiểu khác nhau, có thể giả lập phương, chóp nón hai đầu hoặc chóp nón một đầu dạng búp măng, hay hình kim, v.v... Dạng tinh thể phổ biến nhất là hình trụ sáu phương có hai đầu là hình chóp nón sáu mặt [H. 1]. Kích thước của tinh thể biến thiên rất lớn, từ những hạt rất nhỏ đển các tinh thể dài tới vài mét và nặng vài chục tấn. Rất phổ biến song tinh dạng thâm nhập và song tinh tiếp xúc. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18758 Title:  Thạch anh Authors:  Lê, Thị Thu Hương Keywords:  Cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý, Các biến loại của thạch anh, Nguồn gốc và phân bố, Công dụng, Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN

Halogenur

Khoáng vật lớp halogenur là muối của các axit HF, HCl, HBr, HJ với các ion của Na, K, Ca, Mg; hợp chất alumoflorur của Na, K, và REE; sulfohalogenur của Cu, Pb, Ag, Hg, Fe và các kim loại khác. Ngày nay đã xác định được khoảng 100 khoáng vật lớp halogenur, trong đó phổ biến hơn cả và có giá trị thực tế trước hết phải kể đến halit (muối ăn), silvin, carnalit, bischofit; chúng tạo nên những lớp trầm tích dày có giá trị công nghiệp. Halit phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Silvin và carnalit dùng làm phân bón trong nông nghiệp. Bischofit dùng cho xây dựng, nông nghiệp, tách chiết dầu, hóa học và dược phẩm. Fluorit được dùng làm đồ trang sức, để sản xuất cryolit nhân tạo dùng trong điện phân nhôm và thường chứa nguyên tố đất hiếm. Link bài viết:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18676 Title:  Halogenur Authors:  Hoàng, Thị Minh Thảo Keywords:  Cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý của halogenu Phân loại halogenur Nguồn gốc và công dụng của halogenur Issue Date:  2017