Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Địa tầng dãy

Title:  Địa tầng dãy Authors:  Trần, Nghi Keywords:  Sự thay đổi mực nước biển;Các miền hệ thống trầm tích Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19376 Theo D. Emery và K.J. Myers, 1996 [1] địa tầng dãy là các đơn vị trầm tích cộng sinh với nhau lấp đầy một bể, ranh giới giữa các đơn vị thường trùng với mặt ranh giới hai tập trầm tích hoặc bề mặt gián đoạn trầm tích, mỗi đơn vị trầm tích này gọi là một dãy (sequence). Theo J.C. Van Wagoner, H.W. Posamentier, R.M. Mitchum, P.R. Vail, I.F. Sarg, T.S. Lautit và J. Hardenbol: "Địa tầng dãy là mối quan hệ giữa các đơn vị trầm tích có cùng nguồn gốc trong khung địa tầng được giới hạn với nhau bởi bề mặt bào mòn hoặc gián đoạn trầm tích hoặc chỉnh hợp tương đương". Một đơn vị cơ bản của địa tầng dãy là một dãy (một Sequence). Giữa chúng có ranh giới là các bề mặt bào mòn hoặc các bề mặt chỉnh hợp tương đương. Một dãy (Sequence) bao gồm 3 “Miền hệ thống trầm tích” (Syste

Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Title:  Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang,  tỉnh Hưng Yên : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 85 02 Authors:  Hồ, Thị Lam Trà, người hướng dẫn Cao, Trường Sơn Keywords:  Xử lý chất thải;Chăn nuôi;Hưng Yên;Ô nhiễm môi trường;Khoa học môi trường Issue Date:  2012 Publisher:  ĐHKHTN Abstract:  98 tr. + CD-ROM Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi; vấn đề môi trường trong chăn nuôi; tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên. Hiện trạ (...) Electronic Resources URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/38192

Thạch anh

Title:  Thạch anh Authors:  Lê, Thị Thu Hương Keywords:  Cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý;Các biến loại của thạch anh; Nguồn gốc và phân bố;Công dụng Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18758 Thạch anh có công thức hóa học SiO2, là khoáng vật thuộc nhóm silicat khung, loại khoáng vật phổ biến thứ hai trong vỏ lục địa của Trái Đất (sau felspat). Hình thái tinh thể đa dạng với hơn 500 kiểu khác nhau, có thể giả lập phương, chóp nón hai đầu hoặc chóp nón một đầu dạng búp măng, hay hình kim, v.v... Dạng tinh thể phổ biến nhất là hình trụ sáu phương có hai đầu là hình chóp nón sáu mặt [H. 1]. Kích thước của tinh thể biến thiên rất lớn, từ những hạt rất nhỏ đển các tinh thể dài tới vài mét và nặng vài chục tấn. Rất phổ biến song tinh dạng thâm nhập và song tinh tiếp xúc.

Hóa thạch Cá và Lưỡng cư

Title:  Hóa thạch Cá và Lưỡng cư Authors:  Janvier, Philippe Keywords:  Cá;Lưỡng cư;Hóa thạch Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18950 Thuật ngữ cá (Pisces) được sử dụng trong các phân loại truyền thống các nhóm sinh vật hiện sống, được duy trì bởi Aristotle, sau đó là Linnaeus và hiện vẫn được sử dụng để chỉ các động vật có xương sống, có vây, mang và vảy, sống trong nước. Tuy nhiên từ thế kỷ 19, người ta biết rằng cá không phải là một nhánh (một nhóm sinh vật phát sinh từ một tổ tiên chung), mà là một cấp (grade) trong cây tiến hóa của động vật có xương sống. Chúng bao gồm tổ tiên chung cuối cùng của tất cả động vật có xương sống và hậu thế của chúng trừ nhóm Động vật bốn chân (Tetrapoda), là những động vật có xương sống có bốn chân và các ngón nhân, chủ yếu thở bằng phổi và sống trên cạn như Lưỡng cư (Amphibia, một cấp khác), Bò sát (Reptilia, một cấp khác nữa), và cả Chim và Thú là hai nhánh đã được xác định rõ. Hệ

Năng lượng của quá trình địa động lực

Title:  Năng lượng của quá trình địa động lực Authors:  Nguyễn, Văn Vượng Keywords:  Địa chất;Địa động lực học;Năng lượng Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18689 Địa động lực là một ngành khoa học nghiên cứu các quá trình động lực xảy ra trong lòng Trái Đất, ảnh hưởng đến cấu trúc của Trái Đất. Địa động lực là nền tảng của các thuyết kiến tạo, là cơ sở để giải thích nguyên nhân và cơ chế của các quá trình kiến tạo với quy mô lớn như sự thành tạo các mảng lục địa, sự trôi dạt lục địa, quá trình tạo núi, quá trình biến chất khu vực, quá trình hình thành các bể trầm tích... Năng lượng của các quá trình địa động lực chủ yếu là nhiệt năng. Để có cái nhìn sâu sắc về các quá trình địa động lực cần phải hiểu biết và nắm rõ các quá trình hình thành và truyền, dẫn nhiệt trong lòng Trái Đất. Các quá trình nhiệt này đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết nguyên nhân và cơ chế của các quá trình vận động của vỏ trái đất và thạ

Nguyên tố tự sinh

Title:  Nguyên tố tự sinh Authors:  Nguyễn, Ngọc Khôi Keywords:  Đặc điểm chung;Nguồn gốc và phân bố;Các nguyên tố tự sinh ở Việt Nam Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN Abstract:  Có một số các nguyên tố trong Bảng hệ thống tuần hoàn tồn tại dưới dạng nguyên tố trong  tự nhiên và được gọi là các nguyên tố tự sinh. Đó là các nguyên tố quen thuộc dùng để đúc  tiền như đồng, bạc và vàng, cho đến các kim loại có hoạt tính khá mạnh như sắt, kẽm và cả nhôm. Các khoáng vật nguyên tố tự sinh tồn tại dưới dạng không liên kết, với cấu trúc  khoáng vật rõ ràng. Lớp nguyên tố tự sinh bao gồm các nguyên tố kim loại và các liên kim  loại (intermetallic), các nguyên tố bán kim và phi kim [B. 1]. Một số tác giả còn xếp các hợp  kim tự nhiên, các hợp chất phosphur, silicur và carbur vào lớp khoáng vật này. Description:  5 tr. URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18721

Zeolit

Title:  Zeolit Authors:  Hoàng, Thị Minh Thảo Keywords:  Cấu trúc tinh thể zeolit;Mỏ khoáng và công dụng của zeolit Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18924 Zeolit là nhóm các khoáng vật alumosilicat của một số kim loại có công thức chung là Me2/xO.Al2O3.nSiO2.mH2O, trong đó Me là kim loại kiềm như Na, K (x=1) hoặc kim loại kiềm thổ như Ca, Mg... (x=2). Zeolit được hình thành do biến đổi các đá núi lửa hoặc đá giàu felspat ở nhiệt độ thấp (thường dưới 250oC). Chúng cũng được hình thành khá phổ biến trong các lỗ hổng đá basalt (do quá trình thành đá hoặc biến đổi nhiệt dịch). Một số loại zeolit hình thành trong quá trình thành đá và biến chất mức độ thấp, tạo nên các mỏ có giá trị kinh tế. Hiện nay có khoảng 48 loại zeolit được biết đến trong tự nhiên và khoảng 150 loại zeolit đã được tổng hợp. Tinh thể zeolit có dạng khung là liên kết giữa các tứ diện theo cả 3 chiều trong không gian, tạo thành các khoang trống, do vậy

Các đới phá hủy

Title:  Các đới phá hủy Authors:  Chu, Văn Ngợi Keywords:  Địa chất;Trầm tích;Kiến tạo;Đới phá hủy Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN Citation:  tr. 570-576 URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17984 Thạch quyển Trái Đất được phân ra 7 mảng chính và 7 mảng phụ. Các mảng vận động tương đối với nhau theo 3 kiểu: hội tụ, phân kỳ và chuyển dạng. Quá trình vận động của các mảng đã tạo ra các đới phá hủy cỡ hành tinh đó là các đới hút chìm, các đới đụng độ, các đới tách giãn đáy đại dương. Mỗi một kiểu đới phá hủy được đặc trưng bởi bối cảnh kiến tạo riêng, thể hiện qua cơ chế vận động, tổ hợp thạch kiến tạo, đặc điểm hình thái cấu tạo, biến chất và tính địa chấn. Ngoài các đới phá hủy cỡ hành tinh, trong nội mảng hoặc dọc theo rìa ranh giới mảng còn phát triển các đới phá hủy có nguồn gốc gắn liền với hoạt động của các hệ đứt gãy sâu. Các đứt gãy sâu trong nội mảng là ranh giới giữa các địa khối. Các đứt gãy sâu được coi như các thể địa chất khi xen các đới bi

Địa chất đới bờ

Title:  Địa chất đới bờ Authors:  Trần, Nghi Keywords:  Địa chất;Sóng biển;Thủy triều Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19333 Đới bờ là dải đất liền ven biển đã từng chịu quá trình tác động của biển trong Holocen muộn (3000 năm đến nay) và phần ngập nước đến độ sâu khoảng 20 m nước là giới hạn của trầm tích Holocen muộn lắng đọng. Những dấu ấn của quá trình địa chất để lại trên không gian của đới bờ là các cồn cát do gió, các vũng vịnh ven bờ, các bãi triều cát, bãi triều lầy, rừng ngập mặn, các doi cát nối (tombolo), các đồng bằng châu thổ, các tiền châu thổ, các vùng cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu (estuary), các cồn chắn cửa sông, các thềm san hô và thềm biển cổ. Các thành tạo địa chất kể trên liên quan chặt chẽ với 3 quá trình: sự thay đổi mực nước biển, chuyển động kiến tạo và quá trình vận chuyển, lắng đọng trầm tích dưới tác dụng của động lực sông, sóng và triều.

Khôi phục bồn trầm tích thứ cấp

Title:  Khôi phục bồn trầm tích thứ cấp Authors:  Trần, Nghi Keywords:  Phân loại bồn trầm tích;Trầm tích Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19051 Thuật ngữ “bồn thứ cấp” là do tác giả đề nghị khi làm chủ trì đề tài “Nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý và địa tầng trầm tích Kainozoi vùng mỏ Bạch Hổ và Rồng bể Cửu Long" do Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro hợp đồng với trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000-2001. Bồn thứ cấp (secondary basin) là một bồn trầm tích được sinh thành trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử tiến hóa bồn, chịu kiểm soát của một pha kiến tạo bao gồm các yếu tố tách giãn sụt lún, đứt gãy đồng trầm tích hoặc nén ép uốn nếp và nâng trồi tạo nên một cấu trúc địa chất độc lập có ranh giới dưới và trên rõ ràng. Nhiều bồn thứ cấp cấu thành một bồn lớn đặc trưng cho một bối cảnh kiến tạo nhất định. Theo quy mô và tiêu chí phân loại thì bồn trầm tích thứ cấp thường tương ứn

Thềm biển

Title:  Thềm biển Authors:  Trần, Nghi Keywords:  Thềm mài mòn;Thềm biển mài mòn – tích tụ Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19086 Thềm biển là một bậc địa hình tương đối bằng phẳng, hoặc nghiêng thoải về phía biển tạo ra do sóng vỗ mài mòn trong thời gian mực nước biển dừng lại tương đối trong quá trình biển thoái hoặc biển tiến. Bề rộng của thềm mài mòn tích tụ trên các cồn cát ven biển Miền Trung Việt Nam vài km đến hàng chục km. Thềm biển trong Đệ tứ phân bố trên đất liền và dưới đáy biển có sự tương ứng theo tuổi và sắp sếp theo quy luật ngược chiều: Trên đất liền thềm càng cao thì tuổi càng cổ. Trên đáy biển thềm lục địa thềm biển càng sâu thì tuổi càng cổ. Có sự chênh lệch đáng kể giữa độ cao và độ sâu thềm biển cùng tuổi là do biên độ biển tiến – biển thoái và chuyển động kiến tạo

Smith William (1769-1839)

Title:  Smith William (1769-1839) Authors:  Fontaine, Henri Keywords:  Tiểu sử;Đóng góp khoa học Issue Date:  2017 Publisher:  H. : ĐHQGHN Abstract:  Nhân vật nước Anh, tự học để đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm của một kỹ sư công  chính trước khi thiên về địa chất và được xem là nhà sáng tạo ra ngành địa tầng. Description:  tr. 2189-2190 URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19517

Về thuật ngữ "an sinh xã hội"

Title:  Về thuật ngữ "an sinh xã hội" Authors:  Đặng, Đức San Keywords:  Thuật ngữ;An sinh xã hội Issue Date:  2002 Publisher:  ĐHQGHN Series/Report no.:  Tập 18;Số 1 Abstract:  Ở Việt Nam, thuật ngữ "an sinh xã hội" được xuất hiện vào những năm 70 trong một cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng ngày càng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nó được dùng khá rộng rãi hơn... Description:  tr. 44-48 URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57798