Hóa thạch Động vật Sợi chích (Cnidaria), Động vật dạng rêu (Bryozoa)

Title: Hóa thạch Động vật Sợi chích (Cnidaria), Động vật dạng rêu (Bryozoa)
Authors: Tạ, Hòa Phương
Keywords: Hóa thạch Động vật Sợi chích (Cnidaria);Động vật dạng rêu (Bryozoa)
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Sợi chích gồm những động vật đa bào hai lá phôi sống chủ yếu ở biển, đôi khi cũng gặp chúng trong các thuỷ vực nước ngọt. Những Sợi chích sống bám đáy được gọi là polip, số khác có cuộc sống bơi lội tự do được gọi là sứa. Hiện nay có khoảng10.000 loài Sợi chích đang sống (gồm thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ) và trên 10.000 loài hoá thạch đã được phát hiện. Thân polip có hình trụ. Miệng polip dẫn tới khoang ruột, là khoang được lót bởi các tế bào nội bì. Xung quanh lỗ miệng có những râu xúc giác (xúc tu), thường tạo thành một hay vài vành râu. Sứa có dạng một cái dù, các râu xúc giác phân bố ở xung quanh, còn miệng thì ở trung tâm, phía dưới. Cơ quan tấn công và tự vệ của Sợi chích gồm những tế bào dạng gai đặc biệt (thích bào) tập trung chủ yếu ở ngoại bì các râu xúc giác. Nhiều Sợi chích có bộ xương trong hoặc ngoài, cấu tạo từ khoáng chất hoặc chất hữu cơ. Bộ xương ngoài được tạo thành nhờ biểu mô của ngoại bì; bộ xương trong cấu tạo từ những gai xương riêng biệt hay những tấm sừng phân bố trong chất keo giữa (Mesoglea).
Description: tr. 13
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18975

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứt gãy ở vùng biển Việt Nam

Động vật không xương sống

Định tuổi tương đối của đá