Hóa thạch Cá và Lưỡng cư

Title: Hóa thạch Cá và Lưỡng cư
Authors: Janvier, Philippe
Keywords: Cá;Lưỡng cư;Hóa thạch
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18950
Thuật ngữ cá (Pisces) được sử dụng trong các phân loại truyền thống các nhóm sinh vật hiện sống, được duy trì bởi Aristotle, sau đó là Linnaeus và hiện vẫn được sử dụng để chỉ các động vật có xương sống, có vây, mang và vảy, sống trong nước. Tuy nhiên từ thế kỷ 19, người ta biết rằng cá không phải là một nhánh (một nhóm sinh vật phát sinh từ một tổ tiên chung), mà là một cấp (grade) trong cây tiến hóa của động vật có xương sống. Chúng bao gồm tổ tiên chung cuối cùng của tất cả động vật có xương sống và hậu thế của chúng trừ nhóm Động vật bốn chân (Tetrapoda), là những động vật có xương sống có bốn chân và các ngón nhân, chủ yếu thở bằng phổi và sống trên cạn như Lưỡng cư (Amphibia, một cấp khác), Bò sát (Reptilia, một cấp khác nữa), và cả Chim và Thú là hai nhánh đã được xác định rõ. Hệ thống phân loại hiện đại không sử dụng các cấp nữa trừ những trường hợp không chính thống và chúng thường được để trong dấu ngoặc kép (ví dụ “Pisces”, “Amphibia”). Trong hệ thống phát sinh huyết thống, nhánh (clade) được dùng để chỉ các nhóm đơn huyết thống (monophyletic) còn cấp (grade) được dùng để chỉ các nhóm cận huyết thống (paraphyletic). Thêm vào đó, các nhóm được xác định bởi các đặc điểm đồng quy như cánh của chim và dơi hoặc vây của cá và cá heo được gọi là các nhóm đa huyết thống (polyphyletic). Paraphyletic và polyphyletic hiện nay không còn được sử dụng trong phân loại hiện đại. Nói tóm lại, “cá” là tất cả những động vật có xương sống trừ động vật bốn chân và lưỡng cư. Vì vậy, giữa “cá” và “lưỡng cư” không thể có những đặc điểm chung nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứt gãy ở vùng biển Việt Nam

Động vật không xương sống

Định tuổi tương đối của đá