Xử lý số liệu địa vật lý

Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18643
Các phương pháp địa vật lý khảo sát trường địa vật lý của các đối tượng địa chất, trường đó là tổng, gồm các thành phần đóng góp của nhiều đối tượng, chúng tạo ra trường và được đo ở thời điểm j hay tại điểm j nào đó   n i j i F f 1 , trong đó chỉ có một đối tượng cụ thể nào đó I = k là được quan tâm còn các đối tượng khác I ≠ k là nhiễu    i k j k i F f f . Nhiệm vụ của xử lý số liệu địa vật lý là (i) xác định sự có mặt phần trường có ích, tín hiệu có ích hay dị thường k f và bóc tách nó ra khỏi giá trị trường quan sát và (ii) hạn chế tối đa nhiễu   i k N i f f . Trong Địa vật lý, tín hiệu có ích có thể là sóng phản xạ một lần, sóng khúc xạ từ các ranh giới địa chất hay các dị thường từ, điện, trọng lực, xạ, nhiệt, v.v…. liên quan đến các đối tượng địa chất cần khảo sát như các thân quặng, khối magma, túi nước, vỉa dầu khí, vòm nâng, đới sụt lún, đứt gãy phá hủy kiến tạo. Nhiễu có hai nguồn gốc: (i) nguồn gốc địa chất như sóng mặt, sóng phản xạ nhiều lần, v.v... và nguồn gốc không địa chất như nhiễu vi địa chấn, biến thiên từ ngày đêm, sai số quan sát, v.v… Xử lý số liệu địa vật lý được phát triển từ nửa đầu của thế kỷ 20 với các thuật toán đơn giản, với những công cụ toán học và trong một thập niên trở lại đây, với những phát triển của khoa học và công nghệ về chế tạo thiết bị địa vật lý ghi số, máy tính, phần mềm, v.v… cho phép xử lý số liệu địa vật lý nhanh, chính xác, nâng cao đáng kể hiệu quả của các khảo sát địa vật lý cả về độ tin cậy, chiều sâu nghiên cứu, độ phân giải và cách thể hiện các kết quả địa vật lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứt gãy ở vùng biển Việt Nam

Định tuổi tương đối của đá

Nếp uốn