Địa chất thủy văn Karst

Thuật ngữ Kras (Carso) là tên của cao nguyên đá vôi thuộc Slovenia, nằm gần biên giới với Italy, với nhiều hang động và rất ít nước mặt. Phiên âm thuật ngữ Kras sang tiếng Đức là karst. Từ giữa thế kỷ 19 thuật ngữ karst được phổ biến và được quốc tế hóa để chỉ các khu vực có đặc điểm tương tự như cao nguyên Kras. Các khu vực karst là nơi có điều kiện thủy văn đặc biệt bởi sự xuất hiện của hệ thống dòng chảy ngầm và hang động, trong khi lại rất ít thậm chí thiếu vắng sự tồn tại của dòng chảy mặt. Các đá karst gồm các loại đá có khả năng hòa tan hóa học, trong đó tiêu biểu là nhóm carbonate, đá evaporit và quazit. Nhóm đá carbonate gồm chủ yếu calcit và đolomit là hai khoáng vật có khả năng hòa tan cao nhất và phổ biến nhất trong các vùng karst. Phản ứng hòa tan calcit: CO2 + H2O + CaCO3  Ca2+ + 2HCO3- (1) Phản ứng hòa tan đolomit: CO2 + H2O + CaMg(CO3)2  Ca2+ + Mg2+ + 2HCO3- (2)
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18688

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứt gãy ở vùng biển Việt Nam

Định tuổi tương đối của đá

Nếp uốn